i know what you mean!

post này dư văn hoá

Posted on: August 30, 2010

Bài hát ấy vẫn còn là dang dở
– thơ Lưu Quang Vũ

Nắng đã tắt dần trên lá im
Chiều đã xẫm màu xanh trong mắt tối
Đường đã hết trước biển cao vời vợi
Tay đã buông khi vừa dứt cung đàn
Gió đã dừng nơi cuối chót không gian
Mưa đã tạnh ở trong lòng đất thẳm
Người đã sống hết tận cùng năm tháng
Sau vô biên sẽ chỉ có vô biên

Anh vẫn chưa nói được cùng em
Bài hát ấy vẫn còn là dang dở
Chưa hiểu được mùi thơm của lá
Chưa nghe xong tiếng hót của chim rừng
Yêu thương hoài vẫn chưa đủ yêu thương
Ôi nếu phải tan thành bụi cát
Thành hư vô, không khí trời, không ánh sáng
Chỉ rỗng không, câm lặng, vô hình
Sẽ ở đâu, bài hát ấy của anh
Gương mặt của hôm nay ơi, em của những ngày đang sống?
Không thể ôm cả bầu trời lồng lộng
Nhưng có thể cầm một chùm quả trên tay
Có thể trồng thêm một bóng mát cho ngày
Không tới được một vì sao xa lắc
Nhưng có thể đến trong mùa cấy gặt
Làm thuyền trên sông, làm lúa trên đồng
Làm ngọn lửa hồng, làm tấm gương trong
Và nhận hết niềm vui trên cõi sống
Mũi kim nhỏ mà chiều mau tắt nắng
Có sao đâu: áo đẹp đã xong rồi
Phút cuối cùng tay vẫn ở trong tay
Ta đã có những ngày vui sướng nhất
Đã uống cả men nồng và rượu chát
Đã đi qua cùng tận của con đường
Sau vô biên dẫu chỉ có vô biên:
Buồm đã tới và lúa đồng đã gặt.

hôm qua đi lòng vòng đọc được bài thơ này, thấy nổi gai ốc bởi các từ gợi hình trong bài thơ (italicized), nghe giống như những giấc mơ ngày nào tôi hay gặp phải. Từ hồi lấy chồng xong thì hết mơ. Cũng kiểu mơ đi đến cuối của con đường gặp biển, nắng tắt, sự im lặng, và vô biên. Nói chung là giống trong thơ. Hồi đó mơ thì biết có 1 người con trai đang ở bên tôi, và chúng tôi đi song song với cảnh vật. Cả người và cảnh đều im lặng.

Hôm qua đọc bài thơ này thì tôi nghĩ có lẽ giấc mơ xưa cũng là về cái chết. Trong giấc mơ, cái vô biên nó hiện hữu song song với con đường của tôi đang đi. Có bức tường khá cao nằm giữa con đường và biển; trong mơ thì tôi nhìn thấy được cả hai và vẫn cảm thấy bình yên. Có lẽ từ ngày lấy chồng, cuộc sống bận rộn hẳn lên nên đêm nằm mơ toàn chửi nhau tay đôi với bố mẹ. Sau, đẻ ra sm thì hết cãi nhau với bố mẹ nữa, mà lâu lâu mơ nhảm nhí hề khôn tả, hôm tuần trước mơ ra trò gì mặc cười lắm, mà hôm nay lại quên cha nó rồi.

Trở lại bài thơ, tôi không thích cái ý kiểu carpe diem lắm (though nothing’s wrong with it), chỉ thấy thích những câu nói về sự kết thúc một cách rất tĩnh. Thích cái khoảng lặng trong mỗi câu thơ. Thích cách gieo vần và cách mỗi câu ngân nga. Thich câu chót vì nghe như kinh thánh, làm nhớ đến hồi chuông giáo đường hay đổ bên Châu Âu xưa khi có người qua đời.

Hai hôm nay thấy hơi hơi bị trầm cảm, không hiểu rõ nguyên do cho lắm, chỉ nghi là do mất ngủ và do stress và do quá nhiều việc cần làm mà không có thời gian làm. Thành ra móc thơ của Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh ra đọc cho đời thấy thăng hoa. Thơ Xuân Quỳnh thì đọc đi đọc lại nhiều lần hồi xưa rồi, còn thơ Lưu Quang Vũ thì không nhớ rõ, mà sao đọc nhiều bài thấy quen quen lắm, đến cả tựa đề của thơ cũng quen. Chắc hồi lúc còn độc thân vui tính chắc mình cũng đã ngốn hết 1 đống thơ mà giờ không nhớ chăng? Thích cách cả 2 người gieo vần cũng như lệch vần, thơ chạy rất tư nhiên chứ không khuôn khổ. Xưa giờ mình rất lười đọc thơ, nhưng thơ Nguyễn Bính và Xuân Quỳnh thì đọc hết. Giờ thêm LQV. Mai mốt chắc nhờ ai tìm giùm thơ LQV đã xuất bản để giữ trong nhà. sm mà bị time out chắc mình bắt ngồi vào ghế đọc cho nghe 1 bài thơ rồi bắt memorize 3 câu đầu. Vậy khỏi mang tiếp là mình giảng đạo. Mình là mình cho con thăng hoa, ha ha.

thơ lấy về từ trang thi-ca.net. Thêm bài này rất quen quen, nhất định dã đọc ở đâu đó rồi

3 Responses to "post này dư văn hoá"

O^’i tho*, me^ la(‘m !!!
Ma` ba?o pha^n ti’ch nhu* ca^.u thi` to*’ mu` ti.t . Ma^’y la^`n la`m tho* ma` ha^`u nhu* ba`i na`o cu~ng dang do*? . Ho^`n tho* le^nh la’ng dduoc va`i ddoa.n thi` nghe~n dda(.c

Nhỏ Bòn này phân tích siêu quá nha …Bài viết hay, dù chị hông thích thơ nhưng thích cách viết của em .

Leave a comment

Later!

August 2010
M T W T F S S
 1
2345678
9101112131415
16171819202122
23242526272829
3031